Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến pH của đất. Các yếu tố phổ biến nhất là thời tiết và khí hậu, những cây trồng khác trong khu vực đất trồng, pH của nước tưới, loại đất, loại phân bón sử dụng và chất dinh dưỡng sẵn có.
1. Thời tiết và Khí hậu
- Sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, ánh nắng và thời tiết theo mùa ảnh hưởng đến pH đất. Chẳng hạn như lượng mưa hằng năm cao sẽ làm trôi nhiều chất dinh dưỡng ra khỏi đất. Nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như canxi cacbonat, là chất mang tính kiềm do đó khi những chất này trôi khỏi đất, đất sẽ trở nên axit hơn.
- Nước tiếp xúc với vật đang phân huỷ trong đất (ví dụ lá cây) cũng có thể gây giảm độ pH, vì việc phân huỷ sinh ra cacbon dioxit, khi chất này kết hợp với nước thì axit sẽ hình thành.
- Hoặc ở một số vùng có nhiều khí thải công nghiệp, nước mưa cũng sẽ có tính axit cao hơn khi thẩm thấu vào đất cũng sẽ làm tăng độ chua hay chính là tính axit của đất.
- Khí hậu khô cằn hoặc vùng bị hạn hán thì đất sẽ mang nhiều tính kiềm hơn. Bởi vì đất thiếu nước, nồng độ khoáng và muối cao hơn làm tăng giá trị pH.
- Nhiệt độ và cường độ ánh sáng: 2 yếu tố này nếu ở cường độ cao có thể làm cho nước trong đất bốc hơi nhanh, làm giảm độ ẩm của đất và từ đó gây biến đổi độ pH.
2. Cây trồng và thảm thực vật
- Cây trồng bản địa và hệ sinh thái địa phương có thể quyết định pH ban đầu của đất. Đất dưới cỏ thường ít acid hơn, trong khi đất dưới cây tán lớn có xu hướng nhiều acid hơn. Đó là do có nhiều vật thể đang phân huỷ (ví dụ lá cây) ở gần cây.
- Cây lấy chất dinh dưỡng dưới dạng các ion (ví dụ NO3-, NH4+ , Ca2+, H2PO4- ) và gải phóng H+, OH-. Nếu thực vật lấy nhiều cation hơn anion thì phải duy trì điện tích trung tính trong rễ của chúng. Để cân bằng, cây sẽ giải phóng ion H+, điều này làm cho đất vùng rễ sẽ có tính axit cao hơn vùng đất khác. Một số thực vật cũng thải axit hữu cơ vào đất để axit hóa vùng xung quanh rễ của chúng để giúp hòa tan các chất dinh dưỡng kim loại không hòa tan ở pH trung tính, chẳng hạn như sắt (Fe).
- Thường đất sẽ trở nên chua hơn sau khi thu hoạch cây trồng, vì khi đó một lượng lớn bazơ trong đất bị loại bỏ. Điều này cũng phụ thuộc vào loại cây trồng được thu hoạch.
3. Nước tưới tiêu
- Nước sử dụng để tưới tiêu cũng sẽ ảnh hưởng đến pH của đất. Nếu nước được dùng tưới mang nhiều tính acid hoặc nhiều tính kiềm hơn đất đang sử dụng, giá trị pH của đất sẽ thay đổi.
4. Loại đất
- Loại đất canh tác như đất granite, đá vôi hay khoáng sét,.. này sẽ quyết định tính axit hoặc kiềm của đất. Đất với nhiều khoáng sét sẽ mang tính axit nhiều hơn trong khi đất với nhiều đá vôi sẽ mang nhiều tính kiềm hơn.
- Cấu trúc của đất trồng cũng sẽ quyết định độ khó dễ của việc điều chỉnh giá trị pH đất; nó còn được gọi là độ đệm của đất. Đất cát có độ đệm thấp hơn trong khi đất sét sẽ có độ đệm cao hơn. Sẽ rất khó để thay đổi giá trị pH đất đối với trường hợp độ đệm cao hơn.
5. Phân bón
- Phân bón đất rất quan trọng để mùa vụ đạt năng suất cao nhất. Bởi vì pH sẽ ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng sẵn có cho cây, cần kiểm tra pH đất trước và sau khi bón bất kì loại phân bón nào.
Với việc xác định được pH, có thể quyết định lượng và loại phân bón phù hợp. Nếu bón không đúng cách, làm dư thừa một chất dinh dưỡng nào đấy cũng có thể gây biến đổi độ pH của đất như phân bón nitơ sẽ làm hạ pH đất. Phân hữu cơ sẽ axit hoá đất ngay khi gặp nước, vì chúng có phần axit hữu cơ tan trong nước.
- Cần biết sử dụng thông minh phân lân trong điều hòa pH đất: Phân lân super có tính axit nên bón đất kiềm, trung tính, phân lân nung chảy có thể bón mọi loại đất, cân bằng độ chua, tan chậm, tan theo nhu cầu của cây nên có thể bón trong mọi loại đất.
6. Chất dinh dưỡng có sẵn
- Cây trồng không thể hấp thụ được dưỡng chất nếu pH đất quá cao hoặc quá thấp. Khi pH trung tính, các chất dinh dưỡng như canxi và photpho sẽ liên kết với những chất khác trong đất. Khi các dưỡng chất ở dạng liên kết, cây trồng sẽ không thể hấp thụ được.
- Hầu hết các dưỡng chất trong đất mang tính axit nhẹ, nhưng các cây trồng khác nhau phát triển trong khoảng pH khác nhau tuỳ thuộc vào dưỡng chất cụ thể chúng cần.
+ Nếu pH quá thấp, nhiễm độc nhôm có thể xảy ra. Khi đó, nhôm ở dạng không liên kết và cây trồng hấp thụ nó ở mức độc hại.
+ Nếu pH quá cao, dưỡng chất như sắt sẽ ở dạng liên kết. Không có đủ sắt, cây sẽ mất đi chất diệp lục và chuyển sang màu vàng, nghĩa là cây trồng không còn tổng hợp thức ăn cho bản thân được nữa. Nhiễm độc molypden có thể xảy ra trong môi trường đất kiềm, làm cho cây trồng bị còi cọc.
- Số lượng các cation trao đổi Canxi, Natri, Magie, Kali… cũng quyết định độ pH của đất. Các cation Natri làm tăng độ pH của đất nhanh hơn các cation khác.
7. Vi sinh vật trong đất
- Các sinh vật khác nhau có trong đất có thể làm cho đất có tính axit hoặc kiềm hơn. Vi khuẩn ăn các chất hữu cơ sẽ dần dần tạo ra một môi trường có tính axit hơn.
Nguồn : VDECA