- Cây thiếu đạm (N): Cây có biểu hiện sinh trưởng kém, thân cành còi cọc, ít đẻ nhánh, lá non mỏng, màu nhạt, dễ chuyển sang màu vàng và rụng sớm.
- Cây thiếu lân (P): Thiếu chất lân sẽ làm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chậm lại, thời gian chín quả bị kéo dài, đồng thời là cây nhanh già, dễ rụng. Có thể nhận biết dấu hiệu thiếu lân khi cây trồng xuất hiện những chiếc lá xanh sẫm màu hơn bình thường rồi dần chuyển hẳn sang màu đỏ, tía.
- Cây thiếu Kali (K): Cây trồng thiếu kali sẽ xuất hiện nhiều lá vàng. Lá sẽ chuyển màu từ phần bìa lá vào phía trong, bắt đầu xuất hiện thêm các đốm vàng, bạc, nhiều thì sẽ bị rách, bị chết cây.
- Cây thiếu Canxi (Ca): Cây thiếu canxi lá non mới nhú biểu hiện biến dạng, mang màu xanh sẫm. Trường hợp thiếu canxi nghiêm trọng, cành non rất dễ chết, lá cây bị quăn, trái cây bị nứt.
- Cây thiếu Magie (Mg): Thiếu magie cũng gây ra tình trạng vàng lá như thiếu lân. Tuy nhiên khi thiếu lân, lá cây bị vàng từ rìa vào trong còn thiếu magie thì lá cây chuyển vàng ở phần thịt giữa các gân lá, phần bìa lá vẫn sẽ có màu xanh. Khi tình trạng thiếu magie kéo dài, toàn bộ lá sẽ chuyển vàng và rụng sớm. Số lượng đậu trái ít, quả ít ngọt.
- Cây thiếu Lưu huỳnh (S): Có thể nhận biết rõ khi quan sát lá đầu cành hoặc phần ngọn cây. Trong trường hợp này, lá non mất màu xanh thông thường, chuyển sang màu vàng, trắng, lá mỏng hơn so với những cây khỏe mạnh, gấn và phiến lá đều mất màu. Bìa lá bị quăn vào trong và dễ rách lá.
- Cây thiếu Đồng (Cu): Cây thiếu đồng thường xuyên có tình trạng chảy nhựa, với các cây ăn quả thì tình trạng này diễn ra nghiêm trọng hơn, dễ nhận biết hơn. Nếu thiếu đồng trong thời kỳ ra quả thì ở trái dễ xuất hiện các vết hoại tử.
- Cây thiếu Mangan (Mn): Cây trồng thiếu mangan, phần thịt lá, bìa lá chuyển sang màu vàng nhưng các gân thì vẫn giữ màu xanh đậm.
- Cây thiếu Kẽm (Zn): Lá non của cây thiếu kẽm có phần bìa và gân màu xanh trong khi phần phiến lá giữa các gân thì chuyển vàng. Ít phân cành, rẽ nhánh và gần như các cành không phát triển, số lượng quả ít và có chất lượng kém.
- Cây thiếu Sắt (Fe): Lá ở các cây trồng thiếu sắt sẽ chuyển sang màu xanh nhạt, các gân lá vẫn giữ màu đậm với phần thịt giữa các gân úa vàng. Có thể thấy rất rõ sự tách biệt màu sắc giữa các bộ phận trên lá. Nếu tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng, toàn bộ lá chuyển sang màu vàng hoặc trắng.
- Cây thiếu Clo (Cl): Thiếu clo dẫn dến tình trạng chuyển màu ở lá cây. Từ phần đỉnh, lá cây héo dần, chuyển sang vàng, nâu đồng rồi chết.
- Cây thiếu Boron (B): Lá non bị biến dạng, mỏng và có màu rất nhạt, bề mặt xuất hiện các đốm màu vàng,trắng. Trên thân và cuống lá sẽ có các vết nứt, hoa thì kém phát triển và chất lượng quả suy giảm.
- Cây thiếu Molypden (Mo): Cây kém phát triển, lá xanh nhạt, vàng kim đến vàng cam, có đốm chết khắp bề mặt lá (trừ gân), mặt dưới lá tiết ra nhựa. Khi phát hiện các dấu hiệu trên, mọi người cần tìm đến các phương pháp phù hợp để bổ sung các loại dinh dưỡng cho cây trồng, hạn chế tối đa thiệt hại và nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Nguồn : https://www.facebook.com/GoldCowGroup/posts/pfbid02n7B7351cDxJwbA5wCg8FrJqbHQPSQi6jHA37W597R53z1HWoVKXzgnEWP3sRMkNSl